Đột quỵ: Nỗi ám ảnh mùa hè



Theo GS Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam từng có một thống kê trong nhiều năm cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân tử vong trong tháng 6 - 7 và tháng 1-2 cao so với các thời điểm khác trong năm.

Đột qụy còn gọi là Tai biến mạch máu não (Stroke). Tình trạng liệt hoàn toàn hoặc một phần cơ thể, do gián đoạn cung cấp máu tới động mạch não, do tắc hoặc vỡ động mạch đó. Đột qụy thường xuất hiện nhanh chóng, thường để lại di chứng liệt, có khi gây tử vong nếu tổn thương nặng ảnh hưởng tới các trung khu sinh tồn của não.

Theo GS Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam từng có một thống kê trong nhiều năm cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân tử vong trong tháng 6 - 7 và tháng 1-2 cao so với các thời điểm khác trong năm. Đột qụy cũng chiếm tỷ lệ cao trong những thời gian đó. Thời tiết quá nóng hay quá lạnh đều nguy hiểm đối với chứng đột qụy.


Nắng nóng gây rối loạn não


Theo GS. Phạm Gia Khải, nguyên nhân phổ biến nhất của đột quỵ là cơn tăng huyết áp, vữa xơ động mạch não và mảng vữa xơ bị nứt, gây xuất hiện cục máu đông, gây tắc động mạch não...

Nắng nóng quá mức có thể gây rối loạn các trung khu sinh tồn trong não. Điều hòa thân nhiệt, hô hấp, nhịp tim, tri giác, điều hòa điện giải máu (mất nước, mất muối...). Đột quỵ có thể là một biến chứng từ các rối loạn trên, nhưng thường không phải là biểu hiện đầu tiên của nắng nóng quá mức.

BS Nguyễn Văn Long, Khoa khám bệnh (BV Lão khoa Việt Nam) cho rằng: Ở thời điểm mùa hè nắng nóng quá mức với thay đổi nhiệt độ đột ngột rất dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ.

Đột quỵ còn có thể xảy ra với người huyết áp thấp và huyết áp cao nhưng xơ vữa mạch sẽ gây máu đông dẫn tới tắc mạch máu não và nguy cơ tử vong cao.

Phòng ngừa


Ở lứa tuổi trẻ nhỏ, liệt các chi, liệt nửa người có sốt cao, co giật, thường do nguyên nhân nhiễm vi khuẩn hoặc virus ở thần kinh.

Ở thanh niên, nên chú ý nhiều tới bệnh van tim hoặc biến chứng nhiễm khuẩn gây sùi van tim.

Ở người trung niên và người cao tuổi, nguyên nhân hay gây đột qụy thường là do tăng huyết áp.

GS. Khải cho biết, để tránh đột quỵ, khi trời nắng nóng mọi người nên mặc quần áo rộng, sáng mầu, chất liệu vải không giữ nhiệt lâu, tránh tiếp xúc quá lâu với tia nắng (mũ rộng vành, áo dài tay, rộng) và cần có đủ nước uống (nước khoáng, nước trà nóng...). Bảo vệ mắt bằng kính thẫm mầu... Thời gian lao động không nên quá dài, nên có nhiều kíp thay phiên nhau làm việc, nhất là ở những nơi có nắng gắt kéo dài.

Trong trường hợp bệnh nhân say nắng do nắng nóng, nhất thiết phải đưa người bệnh vào nơi thoáng mát, dùng khăn ướt lau cơ thể, truyền dịch có muối khoáng, ngoài những biện pháp cấp cứu khác.

Theo BS Long: Người huyết áp cao phải ổn định huyết áp để phòng đột quỵ. Không thay đổi nhiệt độ đột ngột, không để điều hòa nhiệt độ thấp dưới 25 độ C, đặc biệt cần uống đủ nước. Đối với người cao tuổi uống khoảng 1,5 đến 2 lít mỗi ngày, người ra mồ hôi nhiều có thể uống nhiều hơn.

Ngoài ra luyện tập thể thao vận động nhẹ nhàng, đều đặn vừa sức cũng là cách tốt để tránh đột quỵ trong mùa hè. Người tăng huyết áp cần có chế độ ăn nhạt, cần ăn giảm mỡ, ăn nhiều thức ăn như đậu đen, đậu xanh, rau má, bí đau, mướp đắng rất tốt cho mùa nắng nóng và tránh đột quỵ.

Gia đình

Bookmark and Share

0 comments:

Ý kiến từ bạn:

Bạn có thể nhận xét bằng cách Chọn là Tên/URL, URL khỏi điền.


  Chúc bạn một ngày làm việc vui vẻ !.  

Bản quyền © 2009 thuộc về Benhtimmach.com | Quảng cáo - Liên hệ Mr.Cường: suckhoegd@gmail.com. Điện thoại: 0944.462.569. Thông tin chỉ có tính tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chẩn đoán cho mình. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ.