Tránh mặc cảm về bệnh van tim

Em tôi đi siêu âm tim được xác định bị hở van 2 lá do sa van. Nhờ bác sĩ hướng dẫn cách điều trị để phòng các biến chứng sau này. Xin chân thành cám ơn bác sĩ.

- Trả lời của phòng mạch online:

Chào bạn

Qua mô tả của bạn, không thấy nhắc đến các tình trạng bệnh tim mạch trước đây nên tôi nghỉ tình trạng sa van 2 lá của em bạn là sa van 2 lá bẩm sinh (nguyên phát). Bệnh này thường gặp ở bệnh nhân nữ, khoảng 20 -40 tuổi. Và có liên quan đến yếu tố di truyền.

Bộ máy hoạt động của van 2 lá gồm: lá van, vòng van, dây chằng và cột cơ. Trong đó lá van gồm: lá trước, lá sau (nên được gọi là van 2 lá). Có tác dụng hoạt động 1 chiều để máu di chuyển từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái khi tim dãn ra (tâm trương) và ngăn chặn không cho máu lên nhĩ trái khi tim bóp lại (tâm thu).

Hở van 2 lá do sa van: 2 lá van khi đóng lại không cùng nằm trên 1 mặt phẳng, do đó van đóng không kín. Gây ra tình trang hở van (xem hình).

Sơ đồ van hai lá

Mức độ hở van 2 lá: Khi siêu âm tim, bác sĩ luôn trả lời kết quả là hở van 2 lá độ 1/4, 2/4, 3/4, 4/4. Bạn sẽ đọc được trên giấy trả lời kết quả. Ý nghĩa của mức độ hở như sau:

- Độ 1: Hở hai lá nhẹ

- Độ 2: Hở hai lá vừa

- Độ 3: Hở hai lá trung bình

- Độ 4: Hở hai lá nặng

Biến chứng của hở van 2 lá do sa van:

- Loạn nhịp tim: nhịp nhanh, rung nhĩ

- Tim lớn

- Suy tim

- Viêm màng trong tim mhiễm trùng, tuy nhiên biến chứng này rất hiếm gặp.

Điều trị:

Nếu em bạn chưa có triệu chứng: hồi hộp, khó thở, đau ngực..., việc điều trị bằng thuốc là không cần thiết và tiên lượng rất tốt (Theo tôi nghĩ em bạn đang ở giai đoạn này).

Khi bệnh nhân có triệu chứng: hồi hộp nhiều, giảm khả năng hoạt động thể lực, khó thở, đau ngực, ngất... Bác sĩ chuyên khoa Tim Mạch sẽ quyết định điều trị thuốc, sửa van, thay van tùy theo mức độ nặng của bệnh.

Sinh họat như thế nào khi bị sa van 2 lá:

- Khi không có triệu chứng hồi hộp, khó thở, đau ngực...: sinh hoạt như người bình thường.

- Nếu có triệu chứng hồi hộp, không sử dụng các chất kích thích: café, rượu, thuốc lá…

Cần hiểu biết về bệnh để tránh tư tưởng bi quan do mặc cảm hễ có bệnh van tim là rất nặng. Đồng thời em bạn nên tập thể dục thường xuyên và nên báo cho bác sĩ biết khi cần làm các thủ thuật như: nhổ răng, nội soi hô hấp, phẫu thuật đường tiết niệu… Mặc dù điều trị kháng sinh để dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng chỉ được sử dụng khi bệnh nhân đã có viêm màng trong tim trước đó.

Cuối cùng, em bạn nên khám bệnh và siêu âm tim định kỳ khoảng 1- 2 năm/lần.

Chúc em bạn vui và khỏe

BS NGÔ QUANG THI-ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch -TTO


Bookmark and Share

1 comments:

Unknown 3 April 2014 at 09:43  

Em đang hướng dẫn đội CLB cheerleading trong CLB em có 2 bạn bị tình trạnh là hở van tim cấp độ 1 : Em muốn hỏi bác sĩ về cách sơ cứu khi bạn bị khó thở hoặc ngất đi .
Em bị trường hợp này 2 lần đo hoạt động bài tập làm chạy cầu thanh lên xuống liên tục làm cho nhịp tim tăng cao là 2 bạn đó điều bị khó thở và đau ngực. có biện pháp hay bài tập nào để hổ trở thêm cho 2 bạn đó tăng khả năng hoạt động của tim cho ổn định hơn không.
Em rất mong được sự chỉ dẫn từ các bác sĩ để có lời khuyên cho 2 bạn trong CLB của em tốt được khả năng vận động cao hơn . ( điều wa trọng là cách sơ cấp cứu khi bị khó thở hoặc bị ngất .)
Mong nhận được trả lời hoặc mail từ bác sĩ : hoangkimkey09@gmail.com hoặc face: https://www.facebook.com/nguyenminh.luan.77

Ý kiến từ bạn:

Bạn có thể nhận xét bằng cách Chọn là Tên/URL, URL khỏi điền.


  Chúc bạn một ngày làm việc vui vẻ !.  

Bản quyền © 2009 thuộc về Benhtimmach.com | Quảng cáo - Liên hệ Mr.Cường: suckhoegd@gmail.com. Điện thoại: 0944.462.569. Thông tin chỉ có tính tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chẩn đoán cho mình. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ.