Điều trị tăng mỡ máu

Việc điều trị tăng mỡ máu (TMM) là làm sao giảm được lượng LDL-C và tăng lượng HDL-C. Còn TG là một loại mỡ khác, được vận chuyển trong máu dưới dạng VLDL (Very Low Density Lipoprotein) và chylomicron.

Đây là nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Nếu TG tăng cao góp phần làm nặng thêm bệnh xơ vữa mạch máu, thâm nhập vào gan gây gan nhiễm mỡ, kích hoạt các men ở tụy gây viêm tụy cấp… Do vậy, việc điều trị TMM cũng phải chú ý đến giảm TG.

TMM có khi chỉ tăng đơn thuần cholesterol hoặc tăng TG, có khi tăng cả hai thành phần mỡ trên. Tùy từng trường hợp, chúng ta sẽ có những cách điều trị khác nhau. Việc điều trị

TMM trước tiên là áp dụng các biện pháp không dùng thuốc như tiết chế ăn uống, tăng vận động thể lực, thay đổi một số thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng xấu làm TMM. Những trường hợp nhẹ, chỉ cần các biện pháp nêu trên đã đủ để ổn định tình trạng TMM.

Đối với trường hợp TMM nặng hơn, không kiểm soát được bằng các biện pháp không dùng thuốc, chúng ta phải dùng thêm các thuốc giảm mỡ máu.


Các biện pháp điều trị không dùng thuốc bao g
ồm: Tiết chế ăn uống: hạn chế các chất bột - đường, giảm các loại mỡ bảo hoà có nguồn gốc từ động vật, tăng lượng rau quả tươi để tăng chất xơ, hạn chế rượu bia và các loại thức ăn, thức uống quá ngọt.

Giảm thời gian ngồi tại chỗ (<> 60 phút mỗi ngày). Tăng vận động có thể làm tăng lượng HDL-C. Vận động này cần duy trì đều đặn, ít nhất là 3–4 lần mỗi tuần.

Các thuốc làm giảm mỡ máu:

Áp dụng cụ thể:

* Khi LDL-C cao:

- Nếu LDL-C tăng nhẹ, có thể bắt đầu bằng các biện pháp điều trị không dùng thuốc. Nếu LDL-C tăng vừa hoặc cao, phải kết hợp thêm thuốc hạ mỡ máu.

- Tuỳ trường hợp bệnh nhân có bệnh mạch vành (MV) hoặc có các yếu tố nguy cơ (YTNC) hay không mà mức bắt đầu điều trị và mức cần đạt được có khác nhau (Bảng 1.1).


Bảng: Các đối tượng và các mức tăng LDL- C cần điều trị:

Chế độ điều trị

Tùy từng loại bệnh nhân

Mức LDL-C mg/dL (mmol/L)

Mức bắt đầu điều trị

Mức cần đạt được

Điều trị tiết chế ăn uống + tập luyện:

- Không có bệnh MV và £ 2 YTNC*

- Không có bệnh MV và > 2 YTNC

- Có bệnh MV

³ 160 (4.1)

³ 130 (3.4)

³ 100 (2.6)

< 160 (4.1)

< 100 (2.6)

< 70

Phối hợp với Điều trị bằng thuốc:

- Không có bệnh MV và có £ 2 YTNC*

- Không có bệnh MV và có > 2 YTNC

- Có bệnh MV

³ 190 (4.9)

³ 160 (4.1)

³ 130 (3.4)

< 160 (4.1)

< 100 (2.6)

< 70

* Các yếu tố nguy cơ cho bệnh tim mạch:

- Nam ³ 45 tuổi, nữ ³55 tuổi hay đang trong giai đoạn tiền mãn kinh không dùng estrogen thay thế

- HDL-C <>

- Tiền căn gia đình có người mắc bệnh MV sớm, nhồi máu cơ tim hay đột tử trước 55 tuổi (nam) hay trước 65 (nữ)

- Có tiền căn bệnh mạch máu ngoại biên, nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não

- Hút thuốc lá

- Tăng huyết áp (> 140/90 mmHg), đang sử dụng thuốc hạ áp

- Đái tháo đường

* Tăng TG:

- Nếu TG ở mức <>

- Khi TG ở mức cao (200 – 499 mg%): phải dùng thuốc làm giảm TG <>

- Khi TG rất cao (> 500 mg%): ưu tiên làm giảm TG xuống <150mg%,>

* Khi HDL-C thấp:

- Ở bệnh nhân có HDL-C thấp, cần làm giảm LDL-C trước và kết hợp giảm cân nặng, tăng cường hoạt động thể lực để đưa mức HDL-C lên ≥ 40 mg%.

- Nếu HDL-C thấp mà có tăng TG (200 – 499 mg%): cần điều trị tăng TG trước.

Thông tin thêm về điều trị bệnh này, mời các bạn tìm đọc “Bác sĩ gia đình” 68, chuyên đề: Rối loạn mỡ máu.

TS.BS Bùi Hữu Hoàng – TS.BS Trương Quang Bình

Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM


Bookmark and Share

0 comments:

Ý kiến từ bạn:

Bạn có thể nhận xét bằng cách Chọn là Tên/URL, URL khỏi điền.


  Chúc bạn một ngày làm việc vui vẻ !.  

Bản quyền © 2009 thuộc về Benhtimmach.com | Quảng cáo - Liên hệ Mr.Cường: suckhoegd@gmail.com. Điện thoại: 0944.462.569. Thông tin chỉ có tính tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chẩn đoán cho mình. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ.