Thể thao và bệnh tim mạch

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, khi nồng độ cholesterol "tốt" (HDL) - Yếu tố đóng vai trò quyết định ngăn ngừa khả năng nhồi máu cơ tim trong máu quá thấp sẽ có hại cho hệ tim mạch hơn cả trường hợp nồng độ cholesterol "xấu" (LDL) trong máu cao hơn mức bình thường chút ít. Thường xuyên tập thể thao và tham gia các hoạt động thể lực một cách vừa phải là cách tốt nhất để gia tăng nồng độ HDL.


Tập luyện thể thao cần duy trì đều đặn mới có hiệu quả.

Nếu bạn biết vận động và luyện tập thể dục thể thao (TDTT) cùng các hoạt động thể lực một cách thích hợp thì không chỉ là điều cần thiết để có cơ thể khoẻ mạnh, mà còn làm giảm thiểu các tác động của bệnh tim mạch. TDTT nhưng bạn không cần phải thực hiện những bài tập nặng, tập quá sức, hay phải tập hàng ngày với thời lượng lớn 60 phút. Tập thể dục có thể bao gồm đi bộ, chạy bộ, aerobic, tập yoga. Điều quan trọng hơn cả là bạn phải có ý thức đối với việc tập luyện và chỉ cần có lòng quyết tâm thay đổi những thói quen trong cuộc sống và thắng được sức ỳ của mình. Mỗi ngày chỉ cần đi dạo từ 30 đến 60 phút, hoặc hoạt động thể thao theo chế độ 15 đến 30/phút/lần/ ngày là đủ để hạ huyết áp, duy trì nồng độ HDL, lượng đường trong máu cũng như trọng lượng cơ thể hợp lý. Chế độ tập luyện như thế không phải là quá khó ngay cả với những người bận rộn.

Các nhà khoa học cho rằng, không có phương thức để giảm thiểu tối đa cơn nhồi máu cơ tim nào hiệu quả hơn là tập TDTT và hoạt động thể lực. Những người tin và thực hiện tốt "liệu pháp" này, có tỉ lệ nhồi máu cơ tim giảm thấp nhất. Khi "liệu pháp" này được áp dụng rộng rãi, trong 10 năm qua những ca tử vong do bệnh tim mạch giảm hẳn. Nếu mỗi ngày thời gian dạo bộ lớn hơn 60 phút, kèm theo đấy là những bài tập thể lực tích cực thì ích lợi cho sức khoẻ càng lớn. Ưu điểm của phương pháp này còn cao hơn cả Jogging, đi xe đạp, bơi lội hoặc chơi tennis. Khi hoạt động của cơ bắp được duy trì với thời lượng tối thiểu 240 phút/tuần, trước hoặc sau giờ làm việc, thì trung bình 2/10 người trong nhóm tuổi 35-49 sẽ tránh được nguy cơ tử vong vì bệnh tim.

Việc tập luyện cần được duy trì mỗi ngày thì hiệu quả mới tốt. Còn kiểu tập "no dồn, đói góp" (cả tuần thì lao vào công việc, đến ngày nghỉ thì dốc toàn lực để tập luyện) không những sức khoẻ không được cải thiện, mà còn tăng nguy cơ chấn thương và đau đớn nghiêm trọng. Những người trước đó ít hoạt động hoặc đã bước vào tuổi trung niên không nên tập những bài tập thể lực quá nặng ngay từ đầu, bởi việc đó sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim cao hơn 30 lần. Ban đầu chỉ nên tập với cường độ và thời lượng vừa phải, sau đó mới tăng dần sau 10 hay 15 ngày, tùy thuộc vào sự đáp ứng của cơ thể với chế độ luyện tập.

Địa điểm và thời gian cho việc luyện tập TDTT cũng tối quan trọng. Bạn nên tập luyện khi cơ thể khỏe mạnh, tập nơi có ánh sáng mặt trời, thông thoáng, không nên tập vào sáng sớm hay tối khuya; không nên tập thể dục khi bạn quá no hoặc quá đói. Vận động luyện tập thích hợp ngoài việc hạn chế tối đa nguy cơ nhồi máu cơ tim, lối sống tích cực còn ngăn chặn các bệnh về mắt, bệnh ung thư... đặc biệt là chứng béo phì - Nguyên nhân gây ra hàng trăm thứ bệnh nguy hiểm cho tính mạng như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường... Bên cạnh việc rèn luyện thân thể thì chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất cũng góp phần đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

BS. Đào Thái Dũng-Suckhoedoisong

Bookmark and Share

0 comments:

Ý kiến từ bạn:

Bạn có thể nhận xét bằng cách Chọn là Tên/URL, URL khỏi điền.


  Chúc bạn một ngày làm việc vui vẻ !.  

Bản quyền © 2009 thuộc về Benhtimmach.com | Quảng cáo - Liên hệ Mr.Cường: suckhoegd@gmail.com. Điện thoại: 0944.462.569. Thông tin chỉ có tính tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chẩn đoán cho mình. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ.